Mông Cổ và quân Mông Cổ
Cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, trong xã hội Mông Cổ xuất hiện một nhân vật quan trọng là Temujin (Thiết Mộc Chân, 1155-1227). Năm 1206, Thiết Mộc Chân trở thành Đại Hãn gọi là Thành Cát Tư Hãn. Từ đây, Nhà nước Mông Cổ chính thức được thành lập. Vó ngựa của quân xâm lược Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn đã in khắp từ Á sang Âu, và trở nên khét tiếng.
Ảnh minh họa.
Thành công của người Mông Cổ phần nhiều là do các chiến thuật và chiến lược của nhân vật Thành Cát Tư Hãn, người đã sáng lập ra đế chế Mông Cổ. Thế mạnh số một của người Mông Cổ là tính cơ động và sự bền bỉ. Chính lối sống du mục của người Mông Cổ đã giúp họ điều động được các đội quân lớn vượt qua một khoảng cách lớn trong thời gian ngắn đáng kinh ngạc. Trong quá trình di chuyển, người Mông Cổ có thể sống dựa vào đàn gia súc và máu từ chính các con ngựa mà họ cưỡi.
Thực sự thì sức cơ động cao của người Mông Cỏ dựa phần lớn vào kỵ mã của họ. Mỗi kỵ binh Mông Cổ nuôi 3 đến 4 con ngựa để không ngừng tiếp sức cho họ. Các kỵ binh mang theo cung tên để vừa cưỡi ngựa vừa bắn, khiến quân Mông Cổ có thể lợi thế rõ rệt trước lực lượng bộ binh trong quá trình giao tranh. Tính kỷ luật nghiêm khắc của người Mông Cổ cộng với tính cơ động từ các chú ngựa đã giúp người Mông Cổ phát triển nhiều chiến thuật sáng tạo, bao gồm lối đánh bất ngờ rồi rút lui và một hình thức sơ khai của chiến tranh chớp nhoáng của phát xít Đức sau này hay đánh kiểu BTG xung kích của Nga. Lợi thế Logistic của Mông Cổ cũng đã làm cho quân thù quá choáng váng
Quân Mông Cổ cũng dùng nhiều đến “ngón đòn” khủng bố, cố tình gây ra những thiệt hại và thương vong thật lớn cho các kẻ thù thất trận nhằm đập tan ý chí của các kẻ thù khác, đánh thua duy nhất 1 trận với quân Ai Cập.
Quân Đại Nguyên không phải là Mông Cổ gốc mà hầu hết đi chinh chiến là quân Hán, Đại Lý, Hồi Hột, Khiết Đan...
Năm 1267, Đại Hãn Hốt Tất Liệt (vua nhà Nguyên lúc ấy) dời đô từ Khai Phong xuống Trung Đô (Bắc Kinh). Là người chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nên năm 1271 Hốt Tất Liệt đổi xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu (tên nước) là Nguyên.
Trước và sau thời Hốt Tất Liệt trở thành Đại Hãn, quân Nguyên đã lần lượt tiêu diệt nhiều nước (trên địa bàn Trung Quốc ngày nay) như Kim, Tây Hạ, Đại Lý… Sau khi xưng là Hoàng đế, năm 1274, Hốt Tất Liệt xua quân đánh chiếm Nam Tống. Hai năm sau (1276) triều đình Nam Tống với kinh đô là Lâm An (Hàng Châu) bị tiêu diệt.
Trong 20 năm dưới thời Hốt Tất Liệt, sau khi chiếm toàn bộ vùng đất Trung Quốc ngày nay, sáp nhập với đất Mông Cổ, triều Nguyên đã tiến hành liên tiếp các cuộc chiến tranh xâm lược các nước Nhật Bản, Miến Điện, Chiêm Thành, Đại Việt và Giava (Indonexia) và là đội quân ăn hại nhất lịch sử! Đánh đâu thua đó thua đến độ sập luôn nhà Nguyên.
1.Với Nhật Bản:
Năm 1266, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ đưa thư yêu cầu lập bang giao, dọa nếu không cử sứ sang sẽ có chiến tranh. Nhưng trước sau Nhật Bản không trả lời. Vì vậy năm 1274, Hốt Tất Liệt sai các tướng Hàn Đô và Hồng Trà Khâu chỉ huy 900 chiến thuyền với 3 vạn quân sang đánh Nhật Bản. Quân Nguyên chiếm được một số đảo nhỏ rồi đổ bộ sang miền Tây bắc đảo Kiusu. Nhưng do tự thấy chưa đủ lực lượng tiến sâu nên đã rút về.
Năm 1281, vua Nguyên lại sai A Tháp Hải, Hàn Đô, Hồng Trà Khâu, Phạm Văn Hổ chỉ huy 10 vạn quân tấn công Nhật Bản. Nhưng vừa tới Nhật thì gặp bão, nhiều thuyền bị đắm. Các chỉ huy chọn lấy các thuyền tốt trở về, bỏ lại 10 vạn quân dưới chân núi. Quân sĩ đang tự đóng thuyền để trở về thì quân Nhật Bản ập đến chém giết, số còn sống sót (2-3 vạn) bị Nhật bắt. “10 vạn người chỉ còn 3 người trở về” (các tướng chỉ huy)- Nguyên sử đã ghi như vậy. Năm 1286 Hốt Tất Liệt dự định đánh Nhật lần thứ 3 nhưng vì thua Đại Việt (năm 1285) nên phải tập trung đánh Đại Việt (lần 3) vào năm 1288.
2.Với Miến Điện (Myanma):
Năm 1271, Hốt Tất Liệt sai sứ yêu cầu đầu hàng nhưng Miến Điện không chịu thần phục, thậm chí còn giết sứ giả. Vì thế Hốt Tất Liệt đã sai quân tấn công Miến Điện (tất cả 4 lần).
Năm 1277, quân Nguyên xâm lược Miến Điện lần thứ nhất. “Quân Nguyên đã giành được thắng lợi nhưng vì trời nóng nên phải kéo về” (Nguyên sử ghi như vậy).
Năm 1283, quân Nguyên xua quân đánh Miến Điện lần 2. Để làm kế hoãn binh, vua Miến Điện đề nghị giảng hòa, nhưng thực tế chưa thần phục.
Năm 1287, Miến Điện có chính biến. Nhân cơ hội ấy, quân Nguyên đánh Miến Điện lần 3. Lần này Miến Điện phải thần phục dưới hình thức phải nhận phong hiệu và phải triều cống nhà Nguyên. Sau đó triều đình Miến Điện rơi vào rối ren, việc cống nạp và thần phục triều Nguyên không còn.
Năm 1294, Hốt Tất Liệt chết, vua mới là Nguyên Thành Tông (1295-1307) lợi dụng sự rối ren của Miến Điện đã đưa quân xâm lược lần thứ 4. Chủ Miến Điện lúc đó là Athinhkaya dùng vàng bạc đút lót tướng Nguyên. Do đó tướng Nguyên lấy lý do “trời nóng, lam chướng phát sinh, quân khổ nhọc, nếu không về sợ bị tội vì tử thương”. Về đến nước cả hai tướng Cao Khánh và Sát Hãn Bất Hoa đều bị vua Nguyên xử tử vì tội ăn hối lộ làm thất bại cuộc tấn công.
3.Với Chiêm Thành (Champa)
Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai sứ sang yêu cầu vua Chiêm sang chầu. Chiêm Thành tỏ ý thần phục.
Năm 1282, vua Nguyên sai Nguyên soái Toa Đô sang lập cơ quan hành chính cấp tỉnh (coi Chiêm Thành như một tỉnh của triều Nguyên). Chiêm Thành không chấp nhận. Vì thế năm 1283, quân Nguyên tấn công kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm một mặt xin hàng, một mặt tổ chức phản công, quân Nguyên phải rút (năm 1284).
4.Với Java (Indonesia):
Năm 1292, Hốt Tất Liệt sai Mạnh Kỳ đến Giava yêu cầu thần phục vua Nguyên. Nhưng sứ giả bị vua Giava thích chữ vào mặt, đuổi về.
Cuối 1292, vua Nguyên cử Sử Bột, Cao Hưng đem 1.000 chiến thuyền với 2 vạn quân vượt biển đánh Giava. Nhưng quân Nguyên đã trúng kế vờ đầu hàng lợi dụng quân Nguyên giải quyết thù riêng của Bajen Vijaya-con rể vua. Sau đó quân Nguyên bị phản công và thua trận.
5.Với Đại Việt:
Trước khi có triều Nguyên, quân Mông Cổ đã tiến đánh Đại Việt lần 1 vào năm 1258 (định chiếm Đại Việt làm thành gọng kềm từ phía nam đánh chiếm nước Nam Tống). Trận này đánh ở Bình Lệ Nguyên, tượng binh to lớn của quân Trần dàn hàng chữ nhất (一), đồng loạt xông lên che chắn cho lục quân Trần phía sau thẳng tiến vào quân Mông Cổ. Đoàn ngựa chiến quân Đại Lý và Hán đi theo quân Mông Cổ đánh trước, bị hoảng sợ trước những thớt voi đồ sộ, quay đầu bỏ chạy, hàng tiền quân kỵ binh chư hầu Mông Cổ này rối loạn. Quân Trần thừa thắng hăm hở reo ồ ạt tràn lên.
Nhưng đại quân Mông Cổ gốc chưa ra quân, họ lại gồm những chiến binh thiện xạ bách phát bách trúng và giàu kinh nghiệm trận mạc. A Truật phất hiệu lệnh, đội kỵ binh chia làm tả hữu dạt sang hai cánh, và tung vào những tay cung thiện xạ Mông Cổ gương cung tên bắn vào đội tượng binh Trần. Những yếu điểm của voi là mắt, vòi, tai bị ghim đầy tên, những con voi này hoảng sợ, lồng lên tháo chạy. Đến lượt quân Trần bị hỗn loạn, bầy voi chạy càn, giẫm đạp, xé nát các cánh quân, quản tượng hết phương điều khiển. Thế trận Trần bất lợi dần. Trận đánh càng kéo dài thì lối đánh của quân Trần tỏ ra không đương đầu nổi với với lực lượng kỵ binh, bộ binh cơ động lợi hại và những cung thủ thiện xạ nổi tiếng của Mông Cổ. Chiến tuyến quân nhà Trần bị chọc thủng, các cánh quân bị chia cắt, vây thành từng cụm nhỏ, bị tiêu diệt dần. Trận xáp chiến diễn ra ác liệt, xem chừng chẳng cầm cự được bao lâu nữa vì đội hình quân Trần đã bị đánh tan tác. 2 cha con nhà vua bỏ chạy lấy thân may mà thoát. Quân Mông Cổ chiếm được kinh đô Thăng Long dễ hơn dự kiến, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân Mông Cổ. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, quân Mông Cổ lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực nên đành lui quân. Trận này xem như huề.
Đánh quân Đại Nguyên
Đến 1285, viện lý do Đại Việt không chịu thần phục, Hốt Tất Liệt sai con mình là hoàng tử Thoát Hoan (Vân Nam Vương) đem 50 vạn quân đánh chiếm Đại Việt. Thế giặc cực mạnh nhưng quân dân nhà Trần đã đánh thắng, tổng chỉ huy Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát nạn.
Năm 1288, quân Nguyên đánh Đại Việt lần 3. Lần này nhà Trần đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng lừng danh. Quân Nguyên đại bại.
6.Với quân khởi nghĩa Chu Nguyên Chương
Năm 16 tuổi, Chu Nguyên Chương đi chăn gia súc thuê nhưng không lâu sau đã bị chủ đuổi vì dám lén thui một con gia súc trong đàn để ăn. Cũng cùng năm đó, một bệnh dịch đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và anh chị của ông, khiến ông phải tá túc làm sư trong một ngôi chùa.
Tuy nhiên, do chùa cũng không thể nuôi hết các sư nên Chu Nguyên Chương phải rời chùa, đi khất thực kiếm cơm trong vòng 3 năm. Sau đó, ông lại trở về chùa làm sư trong 3 năm nữa và trong thời gian này ông mới bắt đầu học đọc và viết.
Năm 1352, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân.
Sau đó, từ kẻ vô danh tiểu tốt, Chu Nguyên Chương đã trở thành người đứng đầu quân doanh, xuất quân Bắc phạt, đánh chiếm được nhiều vùng rộng lớn. Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, khai quốc vương triều nhà Minh. Cùng năm đó, ông công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ nhà Nguyên ăn hại đánh đâu thua đó, từng bước thực hiện thống nhất đất nước.
Cho nên yếu nhớt như Chămpa còn thắng Nguyên thì Đại Việt thắng cũng bình thường và đừng nghĩ chỉ có duy nhất Việt Nam thắng Nguyên-Mông, sử Việt viết toàn kiểu duy nhất Đại Việt thắng các nước khác toàn thua là sai bét! Ai Cập thiện chiến hơn nhiều, Chu Nguyên Chương còn lật được cả nhà Nguyên. Miến Điện họ thắng tới 4 lần lận! Đánh thắng cũng là dùng vườn không nhà trống chạy té cứt đái chứ không solo nên bớt ngạo nghễ lại dùm!